Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
ÔNG ÍCH ĐƯỜNG - người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam
Ngày 12 tháng 4 năm Mậu Thân (11/5/1908), Ông Ích Đường bị Pháp đưa về xử trảm tại chợ Túy Loan, ông hiên ngang bước ra pháp trường và dõng dạc trả lời quân thù : “ Giết Đường này còn nhiều Đường khác, còn mía còn Đường, còn giặc cũng còn Đường”. Câu nói khẳng khái đó đã đi vào lịch sử cùng tên tuổi của người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam .
 

Ông Ích Đường sinh năm Giáp Thân (1884)( theo gia phả họ Ông) tại làng Phong Lệ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là thôn Phong Bắc, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Ông là con thứ sáu của ông Tán Nhì tức Ông Ích Quyền (Kiền) – Nghĩa sĩ Nghĩa hội Cần Vương, cháu nội của Ông Ích Khiêm – danh tướng triều đình nhà Nguyễn.

 

Ông Ích Đường giỏi thơ văn và võ nghệ, tính tình phóng khoáng, có chí lớn và nhiệt thành yêu nước. Ông thường binh vực kẻ nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá. Người trong vùng gọi ông một cách thân tình là Cậu Đường

 

 




 

 

Chân dung Ông Ích Đường

 

 

Từ năm 1905, phong trào Duy Tân do các chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp lãnh đạo với chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” phát triển rầm rộ tại Quảng Nam, ông hăng hái tham gia và mở các cuộc tập luyện võ nghệ cho thanh niên ở Cẩm Toại, Cẩm Lệ, Túy Loan, Thạch Nham thuộc huyện Hòa Vang. Ông đã từng theo Phan Châu Trinh vào Nam ra Bắc, hướng dẫn Phan Châu Trinh lên Yên Thế vào tận đồn Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám.

 

Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang chống Pháp của các sĩ phu yêu nước đã bị dập tắt, thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa.

 

Tại Quảng Nam- Đà Nẵng, Pháp mở con đường 14B từ Đà Nẵng đi Đại Lộc, Bến Giằng nhằm khai thác tài nguyên. Ở huyện Hòa Vang, đoạn đường Túy Loan- Phú Sơn nối liền với con đường Túy Loan- Nghi An- Đà Nẵng cũng được cấp tốc mở rộng.

Do chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp cùng với những thủ đọan cực kỳ tàn bạo của bọn tham quan ô lại khiến lòng dân vô cùng oán thán, vì thế cuộc dân biến đã nổ ra.

 

Vào ngày 9/3/1908 nhân một bữa giỗ tại làng Phiếm Ái ( nay là xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc), các ông Trương Tổn, Trương Côn, Trương Đính, Trương Hoành (người làng Phiếm Ái), Lương Châu (làng Hà Tân), Hứa Tạo (làng Ái Nghĩa) đã “bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các làng xã trong huyện, tới trình tri huyện chuyển đạt lên tỉnh cùng Tòa sứ, xin giảm nhẹ sưu cùng các món thuế, kẻo nặng quá, dân không đóng nổi” (Huỳnh Thúc Kháng- Vụ kháng thuế ở Trung Kỳ năm 1908).

 

Đơn đã nhanh chóng lấy được chữ ký của 35 lý trưởng, nhưng lý trưởng làng La Đái sau khi ký đơn đã lén đi báo tri huyện vì thế các vị thủ lĩnh phải thay đổi kế hoạch không đợi lấy đủ 108 chữ ký của lý trưởng các làng theo như dự tính mà dân chúng Đại Lộc đã kéo nhau đến huyện đường với lá đơn xin giảm sưu thuế và "Nhờ quan đến xin giúp". Nhưng tri huyện Phạm văn Lãng đã chạy xuống tỉnh cấp báo, Hứa Tạo đã bàn với quần chúng: “Quan đã đem về bẩm tỉnh rồi, dầu có tan về cũng không tránh khỏi tội tụ họp đông người, liên danh chữ ký, chắc sẽ bị tra tấn lôi thôi mang lấy cực lụy vào thân. Vậy ta cứ theo quan vác đơn xuống tỉnh xin xâu, dầu có kết quả tốt cũng có danh nghĩa, tỏ cùng quan trên rõ thấu thực tình xin xâu, giảm thuế chứ không có điều gì trái phép”.

 

Dân chúng ùn ùn kéo xuống tỉnh. Đến chợ Vĩnh Điện, đoàn biểu tình đã lên đến năm, sáu trăm người. Khi biết quan huyện đã đến Tòa công sứ, ngày 11/3/1908 nhân dân Đại Lộc lại kéo nhau xuống Tòa sứ Hội An, trên đường đi số người tham gia ngày càng đông có đến ngàn người. Trương Hoành, Hứa Tạo, Lương Châu... đại điện cho đám biểu tình đưa đơn nói rõ nỗi thống khổ của nhân dân, yêu cầu giảm sưu thuế, và trừng trị những viên quan tham ô. Lúc đầu Công sứ Chares tiếp những người đại diện, yêu cầu dân giải tán và trả lời là việc giảm sưu thuế phải đợi Triều đình Huế và Toàn quyền Đông Dương xem xét. Dân chúng biết rõ đó là thủ đoạn lừa bịp nên cương quyết không chịu về, thế là đến buổi chiều Công sứ Charles đã ra lệnh đàn áp, cho lính dùng gậy gộc, roi, báng súng đánh đập quần chúng một cách dã man và bắt giam Trương Hoành, Hứa Tạo, Lương Châu cùng những thủ lĩnh khác để đày đi Lao Bảo. Hành động của viên công sứ như đổ thêm dầu vào lửa khiến đồng bào các huyện lũ lượt kéo về tòa sứ đấu tranh. Một biển người "áo rách, nón cời, tóc ngắn" thay nhau bao vây Toà Công sứ. Họ ăn uống ngay tại chỗ, lập ra đội quân xung phong chống khủng bố, đầu đội mo cau, quần áo lót mo cau đứng ở vòng ngoài để đỡ đòn roi của của lính tập.

 

Đến khi số người biểu tình ở tòa công sứ Hội An đông quá thì quần chúng ở phủ huyện nào bao vây phủ, huyện đó, đòi giảm sưu thuế.

 

Công điện ngày 31/3/1908 của Khâm sứ Trung Kỳ Levecque gửi Toàn quyền Đông Dương tường thuật về cuộc đấu tranh ấy như sau : “Tôi đã đến Hội An cùng với hai Thượng thư Bộ Lại và Bộ Binh, ngài này nguyên là Tổng đốc tỉnh này. Chúng tôi đã trở về Huế chiều qua. Cách đây mấy hôm, Công sứ Hội An báo: nhiều người Nam ở các phủ và huyện tập họp ở nhiều nơi trong tỉnh và hàng nghìn người đã kéo đến Hội An, phản đối thuế thân và sưu dịch, yêu cầu áp dụng ở Trung Kỳ các cải cách như các nho sĩ và thân hào ở Bắc Kỳ đã yêu cầu, mà họ nói đã được chính phủ chấp thuận ở Bắc Kỳ. Một đoàn năm, sáu trăm người đã vượt rào chắn, một hôm đã tìm cách tràn vào văn phòng công sứ, yêu cầu trả tự do cho những tên cầm đầu bị bắt. Họ đã bị đẩy lùi bằng đòn gậy và từ đó đám biểu tình luôn đông người, bị cản lại và dừng lại cách Hội An khoảng một cây số. Sáng hôm sau đến từ các làng lân cận mà họ nghỉ qua đêm và nhận tiếp tế của những người cầm đầu, họ tụ tập theo từng làng ở ven đường, nằm dài và yên lặng… Ở Hội An, trên đường cách nội thành khoảng chừng một cây số, tôi đã thấy có gần hai nghìn người… Họ là dân nghèo, phần lớn là những cu- li ăn mặc rách rưới…”.

Từ Quảng Nam, phong trào lan rộng ra khắp các tỉnh Trung Kỳ, trong đó có cả kinh đô Huế.

 

 

Lúc đoàn biểu tình đi từ Đại Lộc xuống Vĩnh Điện ra Hội An, thì Ông Ích Đường và em là Ông Ích Mén đã huy động bà con trong làng và nhân dân các vùng ven quốc lộ thuộc các huyện Hoà Vang, Điện Bàn, Duy Xuyên tham gia vào đoàn chống sưu kháng thuế.

 

Ông Ích Đường chỉ huy dân chúng Hòa Vang vây bắt Lãnh Điềm ( tên Lãnh binh rất gian ác được thực dân Pháp giao nhiệm vụ đôn đốc dân làm xâu (sưu) đoạn đường thuộc khu vực Hòa Vang, nhưng y đã trốn thoát), đốt đình Quá Giáng, dẫn dân điệu viên tri huyện Điện Bàn xuống tòa công sứ Hội An xin xâu, giúp Tú Cang bắt Chánh Quát (Trần Quát) để diệt trừ những tri phủ, tri huyện làm tay sai cho thực dân Pháp.

 

Sau khi tham gia cuộc biểu tình tại tòa công sứ, Ông Ích Đường về Hòa Vang ẩn nấp tại vườn Thủ Cẩm ở Phong Lệ. Nhưng vì thực dân Pháp đàn áp phong trào một cách dã man, lùng bắt các lãnh tụ, giết nhiều người, Ông Ích Đường phải lên Hội Vực (miền núi của Túy Loan nay là khu vực Cao Sơn của xã Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang) để chờ ngày trốn ra nước ngoài. Tại đây ông có một người bạn cùng học võ với ông tên là Mạc Quý, ông cho Quý biết tin. Không hiểu vì lý do gì, Mạc Quý đã báo với lý trưởng Đặng Phiên và viên lý trưởng này báo cho quân Pháp vây bắt ông.

 

 

Ông Ích Đường bị dẫn về chợ Túy Loan để hành quyết, ông hiên ngang bước ra pháp trường, mắt nhìn về hướng Ngũ Hành Sơn để bái biệt. Ông được đưa về an táng tại quê hương (làng Phong Lệ).

 




 

Ông Ích Đường bị dẫn ra chợ Túy Loan

 




Ông Ích Đường bị cởi áo trói tay vào cọc tre

 




 

Ông Ích Đường được cởi gông cạnh cọc tre




Ông Ích Đường tuẫn nạn, dân chúng vô cùng đau xót, tiếc thương, ngay tại chợ Túy Loan nhiều người dân tự mua vải trắng để tang ông, bà Tán thị Diệp, người làng Bồ Bản, bán vải tại chợ Túy Loan đã lấy cả cây vải xé làm khăn tang phát cho mọi người, còn tên đao phủ chém ông trên đường về bị các thanh niên Phong Lệ đánh trọng thương, mười mấy ngày sau thì chết.

 

Những người sống ở quanh chợ quyên tiền lập miếu thờ gọi là “ Miếu Cậu Đường”, trước cửa miếu có hai câu đối:

 

Tinh thần thiên bất tử; Nghĩa khí thế trường sanh”

(Tinh thần còn mãi mãi; Nghĩa khí sống đời đời)

và truyền tụng câu ca dao:

Cậu Đường mười tám tuổi đầu

Dẫn dân công ích xin xâu dưới tòa

(Theo gia phả, Ông Ích Đường sinh năm 1884. Tính đến khi ông bị chém tại chợ Túy Loan năm 1908 thì phải là 24 tuổi chứ không phải 18 tuổi.)

 

 

Dân chúng đã âm thầm làm lễ truy điệu ông và đọc bài điếu văn trong buổi lễ:

 

 

“..Hởi ôi !

Biển Việt sóng xao,

Núi Nam mây ủ,

Gió ái quốc đón đưa hào kiệt,

Mưa duy tân giục giã anh hùng

Mở nghĩa tự do, tranh cùng chính phủ

Lòng thương nước tính toan ngày tháng,

Dạ vì dân tư tưởng đêm hôm,

Người như thế đất trời nỡ phụ.

Nhớ linh xưa !

Con nhà nghiã sĩ, cháu bậc trung thần

Từ thuở xưa, ông giúp triều hoàng

Đánh lũy Bắc, dẹp giặc ngoài Đông,

Tiếng tiết liệt dậy vang trời đất

Đến sát lại chú phò Nghĩa hội,

Ngăn giặc Tây, trừ kẻ tà,

Gan trung trinh rúng động quỷ thần,

-----------------------------

Nên anh phải chiều lòng dân chúng

Đem gạo cơm đến đó nài hầu

Sao lại tiếng hung đưa đến,

Giết Chánh Năm, đốt Quá Giáng

Cùng là hiệp phá sở xâu

Nên lãnh Chánh dẫn anh ra giám sát,

Cả một tỉnh tính trong mấy huyện

Ai nấy đều ôm dạ đau sầu

Thương là thương thất cơ gặp đảng ác ma,

Mang vu cáo mắc tay độc quỷ

Tưởng ở triều đình canh sĩ,

Sự minh oan nào có Bao công

Đem nghĩa thích cho người tráng sĩ

Trông thấy non sông Phong Lệ lòng chạnh sầu thương

Đoái xem ngọn cỏ Túy Loan, lụy sa khôn xiết.

Ôi thôi thôi!

Chết sống vì đâu ?

Xã dân đều tiếc.

Bởi sống nhục mà anh thường căm dạ

Tuy chết oan mà anh cũng yên tâm

Chết vì nòi vì giống Lạc Long,

Chết vì nước non Nam Việt.

Sống dường kia nên người phục bền gan

Chết như vậy nên người khen nhiệt huyết.

Trước linh mộ cúi dâng bốn lạy,

Sau đưa hai chữ hiển linh.

Sống thương nước, chết cũng thương nước

Xin hồn phách soi sông núi Việt”

 

 

 

( Bài văn tế nầy do Ông Ích Bật, con của Ông Ích Đường đọc lại. Ông Bật cho biết khi cha ông từ trần, ông còn nhỏ. Về sau các bác, chú đọc lại cho ông học thuộc lòng. Ông Bật quên đoạn giữa . Ông Trần Gia Phụng phỏng vấn tại Đà Nẳng (1970-1973)

 

Văn tế Ông Ích Đường hiện lưu tại Nhà truyền thống của UBND xã Hòa Phong, H. Hòa Vang.

 

 

Được tin Ông Ích Đường thọ nạn, cụ Phan Châu Trinh viếng ông bằng hai câu đối rất cảm động nói lên tất cả chân tình của mình trước cái chết oanh liệt của người thanh niên yêu nước:

 

Phu tử, tử đắc vinh, bạch địa nhất thời mai khí cốt - Thân sinh, sinh hữu hận, thanh thiên vạn cổ chiếu đơn tân”.

 

(Ông chết đi, chết rất vẻ vang, đất trắng một giờ vùi khí phách - Người còn sống, sống mà mang hận, trời xanh muôn thuở chói lòng son).

 

Ông Ích Đường đã hy sinh nhưng người dân xứ Quảng không bao giờ quên tấm lòng nhiệt tình yêu nước, khí phách hiên ngang cùng câu nói bất hũ của ông trước kẻ thù “…Còn mía còn Đường, còn giặc cũng còn Đường”. Ông đã đi vào lịch sử dân tộc với tư thế của một người thủ lĩnh anh hùng trong phong trào dân biến vĩ đại năm 1908.

 

 

 

 

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Trần Thủ Độ  (21-05-2012)
    Nơi gắn liền với chiến công hiển hách của nhà Trần (14-05-2012)
    Như Nguyệt - chiến tuyến chống quân Tống (13-04-2012)
    Ngô Thì Sĩ một tài năng và nhân cách cao đẹp (22-03-2012)
    Trận Ngọc Hồi, Quang Trung dùng bó rơm hay tấm ván? (09-02-2012)
    Lý Công Uẩn  (09-01-2012)
    Lê Đại Hành  (29-12-2011)
    Vua Minh Mạng bắt các địa phương trồng mít (19-11-2011)
    Nguồn gốc tấm bản đồ bằng bạc tại Dinh III Bảo Đại (09-10-2011)
    Lê Thánh Tông cấm quan lại tơ hào “nhà công vụ” (27-09-2011)
    Vào Bếp Xem Các Vua Triều Nguyễn Ăn Gì (25-09-2011)
    Minh Mạng cho “tập trận, bắn đạn thật” trên biển (22-09-2011)
    Trần Thánh Tông làm gia phả, đổi tên của tổ tiên (19-09-2011)
    Việt Nam trong bản đồ Đông Nam Á 1606 (17-07-2011)
    Vua Lê Thánh Tông ban lệnh cấm phá thai (14-07-2011)
    Lê Hiến Tông được sứ thần phương Bắc trầm trồ thán phục (29-06-2011)
    Đòn sấm sét làm bạt vía quân Thanh (09-06-2011)
    Danh tướng Lê Tần - lùi để tiến và chiến thắng! (07-06-2011)
    Thư "đáp lễ" quân Thanh của một lãnh binh nhà Nguyễn (07-06-2011)
    Khi người nông dân trở thành con rể của Hưng Đạo Vương (06-06-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737561.